Trước đây, cơm tấm là món ăn khá bình dân và phổ biến của người Sài Gòn, được làm ra từ phần đầu của hạt gạo bị vỡ ra, ăn khá khô chứ không có được dẻo như những loại gạo chất lượng khác.
Theo thời gian, qua những bước cải tiến, cơm tấm Sài Gòn trở thành món ăn đặc trưng và nổi tiếng. Vậy những điều đặc biệt ở cơm tấm Sài Gòn so với các loại cơm tấm khác, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
I. Nguồn gốc, xuất xứ của cơm tấm
Ngày xưa, cơm tấm là món ăn quen thuộc với công nhân, học sinh, sinh viên và nông dân nghèo… vì giá thành rẻ nên có thể dùng hàng ngày nhằm tiết kiệm chi phí. Nhưng hiện nay, cơm tấm trở nên phổ biến rộng rãi trên toàn quốc đồng thời là món ăn nổi tiếng của Sài Gòn.
Trước đây, cơm tấm là bữa ăn hàng ngày nên được bày ra mâm với bát đũa đầy đủ cùng với các món chính, món phụ.
Trong giai đoạn này, thành phố bắt đầu đón nhận lượng người nước ngoài từ nhiều nước trên thế giới đến du lịch hoặc sinh sống, làm việc. Chính vì vậy, người Sài Gòn biến tấu cách bài trí món ăn này để trở nên bắt mắt hơn, phù hợp phục vụ cả người dân trong nước và lẫn du khách nước ngoài.
Từ đó, cơm tấm Sài Gòn và các món ăn kèm được bày trí trên cùng một chiếc đĩa to và sử dụng thìa, dĩa khi ăn giống với các món ăn phương Tây. Hiện nay, cách trang trí món ăn và cách thưởng thức này vẫn được lưu giữ và trở thành điểm đặc trưng của cơm tấm Sài Gòn.
II. Các thành phần có trong một đĩa cơm tấm Sài Gòn
Một đĩa cơm tấm Sài Gòn truyền thống sẽ gồm có: cơm trắng, sườn nướng, bì lợn, chả, trứng và nước mắm.
1. Cơm tấm
Nguyên liệu để nấu cơm chính là phần đầu của hạt gạo bị vỡ ra trong quá trình xát gạo. Đây cũng chính là sự khác biệt của cơm tấm Sài Gòn so với các món cơm bình dân khác. Theo kinh nghiệm được truyền lại, cơm tấm chỉ ngon khi sử dụng nồi đất hoặc nồi gang nấu trên củi lửa.
Hiện nay, để tiết kiệm thời gian chế biến, nhiều người thường áp dụng cách hấp cách thủy. Trước khi nấu, gạo tấm sẽ được ngâm với nước sạch trong vài giờ cho hạt gạo mềm rồi hấp cách thủy đến lúc chín. Gạo khi chín thành cơm sẽ có hương thơm đặc biệt tạo nên thương hiệu của cơm tấm Sài Gòn.
2. Chả trứng
Chả trứng được tạo thành từ hỗn hợp trứng, thịt, mộc nhĩ, nấm hương,… cùng một số gia vị được nêm nếm vừa đủ. Chả thường được hấp cách thủy. Sau khi làm chín, chả trứng sẽ được cắt thành miếng chữ nhật hoặc một góc hình tròn tùy vào sở thích mỗi người.
3. Bì lợn
Bì lợn sẽ được xử lý sạch sẽ rồi luộc sơ qua chín tới và thái nhỏ. Sau đó, trộn thêm vào bì lượng gia vị vừa đủ và đặc biệt phải thêm thính để bì thơm ngon hơn.
4. Sườn cốt lết nướng
Mỗi vùng miền sẽ có một bí quyết nướng sườn riêng và đây cũng là điểm đặc biệt nhất của cơm tấm Sài Gòn. Người đầu bếp sẽ tẩm ướp sườn với gia vị chua ngọt một cách khéo léo, sau đó nướng trên than hoa thơm phức. Nhiều quán ăn sẽ tiến hành nướng sườn ngay trước quán cơm để thu hút khách hàng.
5. Nước chấm
Mỗi đĩa cơm tấm đều được ăn kèm với 1 bát nước chấm. Nước chấm gồm có các nguyên liệu như: nước mắm, chanh, tỏi, ớt, đường với được pha trộn với tỉ lệ phù hợp để có vị chua ngọt, đậm đà vừa phải. Điểm đặc biệt trong cách ăn của người Sài Gòn là đổ bát nước chấm vào đĩa cơm tấm và thưởng thức ngay mà không chấm vào bát như bình thường.
III. Hướng dẫn chế biến món cơm tấm chuẩn vị Sài Gòn
1. Nấu cơm
Gạo tấm là những hạt gạo bị bể và rơi ra trong quá trình sang gạo. Để nấu cơm tấm đạt chuẩn thì hạt gạo phải tơi xốp, không bị vón cục để cơm khi chín không quá mềm, khô hoặc bị nhão.
Nếu nấu gạo tấm bằng xửng hấp thì sau khi vo sạch gạo, bạn hãy cho gạo vào một chiếc khăn sạch mỏng hoặc vải mùng, vải the để trong xửng hấp. Ở phía dưới nồi, bạn cho một ít nước và vài nhánh lá dứa cho gạo thơm hơn. Sau đó đậy kín, hấp lửa vừa đến khi gạo nở mềm. Cuối cùng, bạn dùng đũa xới cơm cho tơi ra là xong.
Còn nếu nấu gạo tấm bằng nồi cơm điện, bạn hãy vo và ngâm gạo trước khi nấu tầm khoảng 20 phút. Sau đó cho gạo vào nồi cơm điện với tỷ lệ 1 chén gạo nấu cùng 1 chén rưỡi nước. Đợi khi cơm chín hẳn, nút nồi bật lên thì bạn hãy mở nắp ra để xới cơm.
Để cơm ngon hơn, bạn có thể tham khảo công thức sau: Số chén gạo = 3/2 Số chén nước. Ví dụ: 1 chén gạo sẽ sử dụng khoảng 1,5 chén nước là được.
2. Nướng sườn
Bạn có thể nướng sườn trên than hồng hoặc sử dụng lò nướng chuyên dụng. Khi nướng thấy sườn gần chín tới thì lấy sườn ra. Sau đó nhúng lại vào thau gia vị rồi lại nướng tiếp cho đến khi thấy sườn chín vàng đều.
Lưu ý: khi nướng sườn, các bạn nên để lửa nhỏ vừa, tránh việc nướng quá nhanh, chín ép thì sườn sẽ ngon hơn. Để có được miếng sườn thơm ngon với màu vàng bắt mắt, hấp dẫn hơn đó là bạn hãy phủ một lớp mật ong lên bề mặt miếng sườn khi nó đã gần chín tới.
3. Làm dưa chua
- Bước 1: Bào cà rốt và củ cải trắng vào trong tô
- Bước 2: Đổ ra chén khoảng 100ml giấm. Sau đó cho thêm 3 muỗng đường, nửa muỗng muối. Khuấy đều cho tan rồi đổ vào tô cà rốt và củ cải trắng đã bào trước đó
- Bước 3: Đảo đều sau đó nhấn cà rốt và cải xuống ngập giấm, dùng màng thực phẩm bọc lại và ngâm chúng trong vòng 1 tiếng đồng hồ.
4. Bì heo
Lấy bì luộc với 1 ít muối, khi chín thì bì heo sẽ teo lại. Vớt bì đã chín ra 1 chén nước riêng sau đó bỏ thêm chút đá lạnh ngâm 5 khoảng phút rồi vớt ra để ráo nước. Cuối cùng, thái bì thật mỏng và trộn đều với thính.
5. Những nguyên liệu khác
- Dưa leo và cà chua: Cắt thành miếng nhỏ
- Làm mỡ hành: Các bạn đun sôi một lượng dầu ăn vừa đủ trên chảo. Sau đó cho chén hành lá thái nhỏ vào rồi cho thêm 1 ít đường, muối.
- Tỏi, ớt: Băm nhuyễn ra
- Pha chế nước mắm: Bạn chuẩn bị nửa chén nước sạch, cho thêm 2 thìa canh đường và 2 thìa nước mắm. Sau đó, khuấy đều cho đường tan rồi cho tỏi, ớt băm vào trộn đều. Một mẹo khi pha chế nước mắm là bạn nên thêm tỏi và ớt vào sau để chúng nổi lên trên giúp bát nước chấm trông đẹp mắt hơn.
IV. Bước cải tiến hiện đại trong món cơm tấm Sài Gòn ngày nay
Trước đây, cơm tấm Sài Gòn thường là món ăn bình dân phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng. Nhưng hiện nay, bạn có thể tìm thấy món ăn này từ các quán ăn bình dân cho đến các nhà hàng sang chảnh.
Ngoài ra, cơm tấm cũng đã được biến tấu để trở nên đa dạng, hấp dẫn hơn so với cơm tấm truyền thống. Đầu bếp có thể cho thêm vào món cơm tấm một vài món ăn kèm nổi tiếng khác như xá xíu, heo quay, chả giò, trứng ốp la… Đặc biệt, thực khách có quyền lựa chọn độ chín của trứng ốp la tùy theo sở thích (trứng chín hoặc trứng lòng đào).
Qua bài viết trên ta đã biết được nguồn gốc và điểm đặc biệt trong cơm tấm Sài Gòn. Nó là biểu tượng cho nét bình dị, dân dã của người Sài Gòn. Nếu có dịp đến đây, bạn nên thử ăn cơm tấm một lần để cảm nhận được hương vị thơm ngon đặc trưng của món ăn này.